Trang chủKinh nghiệm mua bán xe

7 tiêu chí để chọn xe ô tô

Đăng bởi Tiến · vào 2018-09-11 · lượt xem: 1306

7 tiêu chí để chọn xe mà chúng tôi đề cập dưới đây sẽ giúp các bạn chọn một chiếc xe đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu và mục đích sử dụng của các bạn.

7 tiêu chí chọn xe ô tô

Xác định phân khúc(Sedan, SUV, Hatchback…)

Ngày nay, với công nghệ hiện đại và ngày càng phát triển dẫn đến việc có nhiều dòng xe mới được tạo ra với nhiều thiết kế khác nhau.Dưới đây là định nghĩa về một số dòng xe hơi phổ biến tại Việt Nam.

Có rất nhiều cách phân biệt các dòng xe ví dụ như dựa trên thương hiệu, kích cỡ xe lớn/nhỏ, phục vụ gia đình/vận tải/thể thao,… tuy nhiên, cách phân chia phổ biến nhất vẫn là dựa trên kiểu dáng xe.

Nhiều người tự hỏi:

Sedan là gì?

Nhiều người thường gọi tên theo cảm tính chứ không hình dung được rõ ràng các đặc điểm của xe.

Dưới đây là 4 đặc trưng chính của dòng xe Sedan:

  • Thân xe được chia thành 3 khoang riêng biệt: khoang máy, khoang hành khách, và khoang hành lý.
  • Xe có 4 cửa nằm đều ở 2 bên
  • Số chỗ ngồi thường là 4-5 chỗ
  • Gầm xe thấp dưới 20cm

 7 tiêu chí để chọn xe

Ở Việt Nam những dòng Sedan phổ biến có thể kể đến như :Toyota Camry, Honda Civic, Kia K3, Toyota Vios...

SUV là gì

SUV là viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle, tức xe thể thao đa dụng. Đây là dòng xe có thể chạy ở nhiều loại địa hình, cho nhiều công dụng khác nhau.

Sau đây là 5 đặc trưng nổi bật không nhầm lẫn được với các dòng xe khac của SUV.

  • Khung xe có kết cấu thân trên khung tương tự như của xe tải
  • Thường dẫn động 4 bánh (còn gọi là xe 2 cầu)
  • Khung gầm cao
  • Thiết kế đơn giản, vuông vắn, khỏe khoắn
  • Thường có 5 cửa, 5-7 chỗ, 2 khoang (khoang máy, khoang hành lý liền với khoang hành khách)

7 tiêu chí để chọn xe 4

Ở Việt Nam, Các dòng xe SUV phổ biến như Toyota Fortuner, Mazda CX-5, Honda CR-V, Hyundai SantaFe, Ford Everest…

Hatchback

Ngoài Sedan, Hatchback cũng là một dòng xe khá phổ biến tại Việt Nam.

Dưới đây là những đặc trưng cơ bản nhất của dòng xe này.

  • Có 2 khoang: khoang lái và khoang hành khách (khoang hành lý gộp chung khoang khách)
  • Thường có 3 hoặc 5 cửa, trong đó 1 cửa cửa phía sau mở hất lên trên để có thể lấy hành lý
  • Gầm xe thấp (dưới 20cm giống xe Sedan)
  • Hàng ghế sau có thể gập lại để tăng không gian chứa đồ đạc (và tất nhiên khi đó không thể ngồi hàng ghế sau)
  • Có 4-5 chỗ ngồi

7 tiêu chí để chọn xe 1

Một số xe Hatchback phổ biến : Hyundai Grand i10,  Ford Fiesta, Toyota Yaris,…

Pickup-Xe bán tải

Dạng xe này kết hợp giữa xe tải nhỏ và xe gia đình: có thể vừa chở người vừa chở hàng rất tiện lợi. Gần đây, dòng xe này ngày càng thông dụng.

Các đặc trung cơ bản:

  • Dáng vẻ mạnh mẽ
  • Thùng chở hàng phía sau, ngăn riêng với khoang hành khách
  • Khung gầm cao tương tự xe tải, thiết kế phù hợp nhiều loại địa hình

7 tiêu chí để chọn xe 3

Một số xe bán tải phổ biến ở Việt Nam như  Ford Ranger, Nissan Navara, Mitsubishi Triton, Chevrolet Colorado,  Mazda BT 50.

Trên đây là các dòng xe rất phổ biến ở Việt Nam, ngoài ra còn rất nhiều dòng xe và biến thể khác của các dòng xe trên như Limousine,CUV, Convertible – xe mui trần, Coupe – xe thể thao…

Trang bị tiêu chuẩn và trang bị tùy chọn

Trên xe ô tô hiện nay được trang bị hàng loạt những trang bị tính năng công nghệ hiện đại và dưới đây là những tính năng cần thiết trên một chiếc xe mới...

Thông thường, với 1 số khách hàng lần đầu mua xe ôtô đều có quan niệm xe càng nhiều tính năng, nhiều trang bị đi kèm thì càng tốt. Nhưng thật ra, đối với những trang bị không thật sự cần thiết thì bạn nên cân nhắc khi chi thêm tiền nếu bạn không thật sự cần chúng. Dưới đây là 1 số trang bị cần thiết trên xe, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn tiết kiệm được phần nào các khoản không đáng chi tiêu khi bạn muốn mua xe.

  1. Hệ thống an toàn phanh

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD

Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA

Các hệ thống an toàn phanh bao gồm những công nghệ hỗ trợ phanh như: Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD và hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA. Trong đó, hệ thống phanh ABS hiện phổ biến trên hầu hết các dòng xe tại Việt Nam, hệ thống có tác dụng ngăn chặn việc các bánh xe bị khoá cứng khi phanh gấp, giúp tài xế vẫn điều khiển xe lái dúng hướng. Hai hệ thống EBD và BA kết hợp với ABS sẽ giúp tăng cường khả năng phanh an toàn hơn,hiệu quả hơn.

  1. Hệ thống cân bằng điện tử ESP

Hệ thống cân bằng điện tử ESP đang trở thành trang bị tiêu chuẩn trên các dòng xe bán ra thị trường ở nhiều quốc giá trên thế giới. Công nghệ an toàn này cũng đã được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm và cũng đang dần được trang bị nhiều hơn ở phân khúc xe phổ thông hạng B, hạng C với giá bán tầm 500-600 triệu.  Trang bị an toàn này cũng đang được áp dụng bắt buộc với hầu hết các dòng xe tại nhiều thị trường trên thế giới nhờ tầm quan trạng của nó. Cân bằng điện tử ESP giúp mang đến sự ổn định khi xe vận hành ở tốc độ cao, đánh lái gấp hay khi vào cua... giúp kiểm soát xe tốt hơn, hạn chế khả năng lật xe. 

  1. Hệ thống điều khiển hành trình và ga tự động

Hệ thống điều khiển hành trình đang dần được phổ cập trên các dòng xe có giá bán dưới 1 tỷ đồng tại Việt Nam. Hệ thống điều khiển hành trình giúp mang đến sự thoải mái cho người lái trong những điều kiện đường cao tốc, đi đường trường, cài đặt khoảng tốc độ cố định giúp xe duy trì tốc độ mà không cần tác động đến chân ga, điều này giúp bạn tránh khỏi việc nhận vé phạt quá tốc độ khi đi đường trường cũng như giúp tốc độ đều hơn, hạn chế việc tiêu hao nhiên liệu do tăng giảm tốc độ liên tục.

  1. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (hay HLA - HSA)

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC sẽ giữ phanh trong vòng 3 giây để người lái có thể chuyển từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga mà xe không bị trôi về phía sau.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc đang được trang bị phổ biến trên các dòng xe hiện nay. Hệ thống này hỗ trợ tài xế khởi hành xe dễ dàng khi dừng đỗ xe trên đường dốc, ngăn chặn tình trạng xe bị tuột dốc.

  1. Hệ thống chống trượt TCS

Hệ thống chống trượt hay hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống chống trượt khi tăng tốc có tác dụng ngăn chặn tình trạng xe bị mất kiểm soát, văng xe do mất ma sát với mặt đường khi tăng tốc đột ngột, giúp xe giữ được tính ổn định và bám đường, điều chỉnh xe đúng hướng ở điều kiện mặt đường trơn trượt khi vào cua. Có thể nói nếu hệ thống cân bằng điện tử ESP giúp ổn định xe ở tốc độ cao thì hệ thống chống trượt giúp ổn định xe khi tăng tốc, khi đi trên mặt đường trơn trượt ở tốc độ thấp.

  1. Hệ thống túi khí

Túi khí là 1 trong những trang bị đảm bảo an toàn quan trọng trên xe. Thông thường với những mẫu xe cơ bản đều trang bị ít nhất 2 túi khí phía trước. Khi gặp sự cố, túi khí sẽ được bung ra trong thời gian vài phần nghìn giây giúp bạn giảm tối thiểu va đập vào bảng điều khiển hoặc trên vô lăng. Với các dòng xe trên 600 triệu đồng tại Việt Nam, hệ thống an toàn 7 túi khí (2 túi khí phía trước, 2 túi khí bên hông ghế trước, 2 túi khí rèm trần xe và 1 túi khí đầu gối ghế lái) đang dần phổ biến

 7 tiêu chí để chọn xe 5

Ngoài ra còn có các trang bị hiện đại khác được trang bị trên các dòng xe hạng A đắt tiền hơn.

  • Phanh tay điện tử
  • Cảm biến áp suất lốp
  • Cảnh báo điểm mù
  • Hệ thống cảnh báo chệch làn đường.

Một chiếc xe trang bị những tính năng an toàn, công nghệ hỗ trợ lái xe sẽ giúp bạn rất nhiều trong những tình huống nguy hiểm. Dù vậy, điều quan trọng nhất vẫn là kỹ năng lái xe, thái độ chấp hành các luật lệ giao thông, lái xe an toàn của bạn để mỗi hành trình, mỗi chuyển đi đều trở về an toàn.

Xếp hạng an toàn

Bạn mua ôtô vì muốn được di chuyển một cách an toàn và tiện nghi. Do đó, những yếu tố này không thể bỏ qua khi mua xe cho dù lời giới thiệu của các nhân viên bán xe có hấp dẫn đến mức nào chăng nữa. Bạn nên tham khảo bảng đánh giá, xếp hạng an toàn của các tổ chức độc lập uy tín, như Hiệp hội đánh giá an toàn xe mới (NCAP) của châu Âu, Viện bảo hiểm an toàn giao thông (IIHS) của Mỹ, Hiệp hội đánh giá an toàn xe mới (NCAP) của ASEAN...

Mức tiêu hao nhiên liệu

Nhiên liệu chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí “nuôi” xe, nên bạn cần tìm hiểu kỹ mức tiêu hao nhiên liệu mà hãng công bố và số liệu thực tế (kết quả chạy thử, tham khảo ý kiến của những người đã dùng xe...). Nhìn chung, loại xe thể thao động cơ khoẻ, tăng tốc nhanh hoặc xe cồng kềnh sẽ hao xăng hơn loại sedan hoặc hatchback…

Khả năng giữ giá của xe

Có nhiều nguyên nhân khiến một mẫu xe cũ giữ giá lâu ở thị trường Việt, trong đó dễ thấy nhất là tính phổ biến của nó.

Chính từ lý do nói trên, “yếu tố giữ giá” cho đến thời điểm này vẫn là một quyết định ảnh hưởng đến việc mua xe ô tô đã qua sử dụng của người Việt.

Bảo hành và bảo dưỡng

Trước khi đến một đại lý nào đó để xem và mua xe, thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng các chế độ sau khi mua xe như thế nào? Chế độ bảo hành có tốt không? Có nhiệt tình với khách hàng mỗi khi bảo hành hay không? Hãy lựa chọn những đại lý có chế độ bảo hành tốt nhất để mua xe.

Mong rằng 7 tiêu chí để chọn xe mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn lựa chọn 1 chiếc xe "đáng đồng tiền bát gạo".

YÊU CẦU GỌI LẠI TƯ VẤN

Gửi liên hệ

liên hệ

Tầng 4, Tòa nhà Moncover, 87 Vương Thừa Vũ, Thanh Xuân, Hà Nội
Lầu 16, Bitexco Financial Tower, số 2 Hải Triều, Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
Hotline 1: 098 3683 228
Hotline 2: 0967681011
Email: contact@sanxeoto.com
MST: 0107971389 ngày 22/08/2017 do Sở KH và ĐT tp.Hà Nội cấp phép
DMCA.com Protection Status